Những sai lầm của doanh nghiệp về quản lý nhân sự cần tránh
Việc cố gắng áp dụng một kiểu chiến lược quản lý đối với tất cả các nhân viên để ép họ theo cùng một cách hoặc đưa ra cùng một kiểu ý kiến phản hồi là một sai lầm to lớn.
Nhiều người mong muốn trở thành doanh nhân để có thể thành sếp, được quản lý nhiều người. Nhưng thực tế là lĩnh vực quản lý con người không hề đơn giản như họ vẫn nghĩ.
Giá cả, luật pháp và thị trường đều có thể lập thành các điều khoản, lượng hóa và dự đoán, nhưng bạn không thể phân tích vấn đề nhân sự theo cách đó. Điều này khiến cho việc có được một chiến lược quản lý thành công rộng rãi gần như là điều không thể.
Dưới đây là một số sai lầm mà các doanh nhân mới thường mắc phải trong quản lý nhân sự:
1. Tạo ra nền văn hóa thiếu cân bằng
Khi mới khởi nghiệp, bạn có thể mong muốn tạo ra một nền văn hóa làm việc thoải mái, một nơi làm việc không khắt khe về giờ giấc hoặc có những kỳ nghỉ không hạn chế để đảm bảo rằng những người được tuyển có thể làm bạn với tất cả những người khác.
Những cách tiếp cận hiện đại và thực tế đối với văn hóa công sở này sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao động lực và sự hài lòng đối với công việc, nếu nó cân bằng với các nguyên tắc cơ cấu và kỳ vọng chuyên môn. Hãy nhớ rằng, văn hóa công sở của bạn cần phải có sự cân bằng.
2. Tuyển dụng quá nhanh
Một công ty đa quốc gia lớn có hơn 100 ngàn nhân viên có thể có vô số quyết định tuyển dụng không tốt, nhưng một công ty khởi sự với đội ngũ ban đầu chỉ gồm 5 người thì không thể mắc sai lầm cơ bản như thế được.
Thật dễ hiểu khi các doanh nhân mới thường hào hứng muốn mọi việc diễn ra càng nhanh càng tốt, nhưng việc quyết định vội vàng trong khẩu tuyển dụng ban đầu là điều không nên.
Các thành viên đầu tiên trong đội ngũ của bạn sẽ là những người giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn ban đầu của công ty, vì vậy các kỹ năng, động lực và tính cách của họ sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn trong tương lai. Hãy dành thời gian để lựa chọn các ứng viên cẩn thận và chỉ đưa ra quyết định khi bạn đã nghiêm túc cân nhắc các phương án lựa chọn.
3. Không đưa ý kiến phản hồi
Có rất nhiều lãnh đạo không phản hồi ý kiến của nhân viên, nhưng lý do cũng rất đa dạng. Một số cảm thấy không thoải mái với việc đưa ra lời chỉ trích, một số lại không biết cách đưa ra ý kiến phản hồi một cách hiệu quả. Những người khác thì muốn nhân viên xử lý mọi việc một cách độc lập. Những điều này đều không tốt.
Ý kiến phản hồi sẽ giúp các nhân viên của bạn xác định được hướng đi đúng đắn. Hơn nữa, phản hồi còn giúp củng cố những thói quen làm việc tốt, dần loại bỏ các thói quen làm việc xấu và tạo động lực làm việc cho các nhân viên. Nếu không có những ý kiến phản hồi đó, các vấn đề của bạn sẽ bị tiếp tục leo thang, các nhân viên của bạn cũng sẽ đi chệch hướng và tất nhiên là kỷ luật lao động sẽ giảm theo.
4. Phớt lờ các cá nhân
Dù chỉ là nhân viên hay một thành viên trong đội ngũ của bạn, nhưng mỗi người trong số họ đều được bạn tuyển và kỳ vọng làm việc cũng nhau, và họ hoàn toàn khác biệt với các cá nhân khác. Mỗi người đều có thế mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc riêng, đòi hỏi bạn phải có cách quản lý riêng.
Việc cố gắng áp dụng một kiểu chiến lược quản lý đối với tất cả các nhân viên để ép họ theo cùng một cách hoặc đưa ra cùng một kiểu ý kiến phản hồi là một sai lầm to lớn. Hãy quan tâm tới từng cá nhân và điều chỉnh các chiến lược của bạn sao cho phù hợp với họ.
5. Không để nhân viên làm những việc họ làm giỏi nhất
Nếu muốn thành công, bạn cần học cách để mọi người làm công việc được giao theo cách của riêng họ, và đừng để họ bị sao nhãng công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn không thể làm thay phần việc của họ (dù ý định của bạn là tốt), bạn cũng không nên bắt họ làm những công việc không liên quan đến chuyên môn của họ và bạn không thể quản lý vi mô khi họ đã có kế hoạch làm việc cụ thể.
Công việc của bạn là đặt ra định hướng và giao việc, nhưng trong phần lớn công việc, bạn cần tin tưởng đội ngũ của mình sẽ hoàn thành các trách nhiệm của chính học và tập trung vào bức tranh lớn của công ty.
Leave a Reply