Cách để trở thành nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp
Lượng email trung bình liên quan đến công việc chúng ta nhận mỗi ngày đã tăng 4 lần so với thời điểm 2005. Điều này cho thấy tầm quan trọng lớn lao của công nghệ trong công việc.
Với không ít người, để thăng tiến họ thường chọn cho mình chiến thuật phải học hỏi được điều gì đó ở một công ty sau đó ra đi và tìm vị trí cao hơn ở một công ty khác. Tuy nhiên theo Brian Kropp, CEO của CEB, một công ty chuyên phân tích các khảo sát nhân sự từ hơn 10.000 tổ chức cho biết điều này chỉ đem lại tác dụng ngắn hạn. Trong môi trường làm việc mới mối quan hệ ngày càng giữ vai trò quan trọng.
Thành công sẽ đến với ai biết xây dựng các mối quan hệ
“Trở thành người không thể thiếu luôn là chiến thuật tốt nhất”, Lucy Leske, phó chủ tịch điều hành kiêm đồng giám đốc của công ty săn đầu người Witt/Kieffer chia sẻ. “Nếu bạn luôn nỗ lực làm tốt hơn công việc của mình, có những đóng góp quý giá hơn, mọi người chắc chắn sẽ chú ý đến bạn và bạn sẽ thăng tiến”. Sau đây là 7 gợi ý để giúp bạn trở thành người không thể thiếu nơi công sở.
Hãy là người linh hoạt
“Có điều lạ đó là cách bạn làm công việc vào ngày 1/1 sẽ không phải cách bạn làm việc đó vào ngày 31/12”, Brian Kropp quả quyết. Theo nghiên cứu của CEB, hơn 50% người lao đông cho biết họ đã chứng kiến “những thay đổi đáng kể” trong công việc 12 tháng qua, từ việc bị sắp xếp lại nhân sự tới thay đổi công việc hoặc sa thải hàng loạt. “Cần phải đảm bảo rằng chủ sử dụng lao động thấy bạn là người có thể hoàn thành công việc dù xung quanh có chuyện gì xảy ra”, Kropp đưa ra lời khuyên.
Thường xuyên cập nhật tình hình
“Nếu bạn không thường xuyên đọc tin tức về các xu hướng trong các ngành thương mại, kinh doanh và báo chí nói chung, hoặc không đọc các tin tức trên mạng và cập nhật về ngành của mình thì bạn đang đánh mất cơ hội phát triển sự nghiệp”, Lucy Leske nói.
“Hãy nắm bắt các xu hướng, và quan trọng hơn là, có thể áp dụng những xu hướng đó cho tổ chức của mình, cho thấy hiểu biết của bạn về việc liệu công ty có đang theo xu hướng chung của ngành”.
Đừng là người độc hành
Vẫn theo nghiên cứu của CEB, tại những nơi làm mới, 40% người lao động làm việc với nhiều hơn 20 người mỗi ngày và hơn 80% làm việc với 10 người khác. “Ý nghĩ rằng bạn có thể là một người làm việc độc lập nhưng vẫn thành công là chuyện của quá khứ”, Kropp khẳng định. “Việc hòa nhập vào một hệ thống nơi công sở là một phần trong định nghĩa mới về một nhân viên tốt”.
Hãy suy nghĩ như một người lãnh đạo
Tất cả những kiến thức bạn có được sau khi đọc về ngành của mình là gì? Leske cho rằng cần phải hình thành thói quen chia sẻ những điều đó. “Hãy có những bài viết, bài thuyết trình hoặc tham gia một blog, diễn đàn thảo luận. Mọi người cần phải tin tưởng rằng bạn biết mình đang làm gì và bạn sẵn sàng sử dụng kiến thức đó để giúp người khác giải quyết vấn đề của họ”.
Biết sắp xếp thứ tự ưu tiên
“Thêm việc gì đó vào danh sách những việc cần làm thật dễ dàng nhưng biết bỏ bớt còn quan trọng hơn”, Kropp nói. Ai cũng biết rằng công việc luôn rất nhiều, nhất là trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế như hiện nay. Nhưng bạn cần cho thấy mình là người biết ra quyết định, biết giao việc và ưu tiên cho những công việc cần thiết là những dấu hiệu cho thấy bạn là nhà lãnh đạo hiệu quả cho dù bạn ở vị trí nào trong tổ chức của mình.
Tìm cơ hội tăng kinh nghiệm quản lý
Đối với các nhà quản lý, chuyên gia Leske khuyên rằng bạn nên tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào để có thể quản lý các nhân viên, cho dù nhiệm vụ lớn hay nhỏ. “Có sự khác biệt giữa cầu xin lấy cơ hội và tự xung phong làm việc đó”, Leske cảnh báo. “Nhưng nếu ai đó nói rằng có một nhiệm vụ cần thực hiện, hãy là người xung phong đầu tiên trước khi đề nghị được giúp đỡ. Sai lầm lớn nhất là để vuột mất cơ hội”.
Kết thân với mấy anh chàng IT
Lượng email trung bình liên quan đến công việc chúng ta nhận mỗi ngày đã tăng 4 lần so với thời điểm 2005. Điều này cho thấy tầm quan trọng lớn lao của công nghệ trong công việc. Do vậy bộ phận công nghệ thông tin không chỉ là một nguồn lực của mỗi công ty mà họ đã trở thành đồng minh thiết yếu của bất kỳ ai muốn có thành công trong công việc.
Với sự nhiệt tình hỗ trợ của họ bạn sẽ tránh được những gián đoạn không cần thiết do các lỗi máy tính. “Kết bạn với các quản trị máy tính là một hành động khôn ngoan”, Kropp nói.
Leave a Reply