Những điều khiến ứng viên xem thường nhà tuyển dụng

Năng lực ở đây được thể hiện ở cách quản lý nói chung, cách tư duy và tầm nhìn xa trong công việc. Nếu bạn không chứng tỏ được những điều này với nhân viên thì khả năng

Nhân viên có thể không thích bạn, không sợ bạn hoặc là đôi lúc lớn tiếng với bạn trong buổi họp. Nhưng đừng bao giờ khiến họ xem thường bạn. Trong tâm lý học, sự xem thường được xem là cái kết đắng cho bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu bạn không muốn trở thành lý do nghỉ việc của nhân viên, hãy tránh những điều dưới đây.

1. Không tôn trọng nhân viên

Hãy đối xử với mọi người như cách bạn muốn được đối xử. Nếu bạn xem nhân viên không ra gì thì làm sao có thể mong đợi sự tôn trọng ngược lại từ họ. Theo khảo sát, có hơn 54% nhân viên cảm thấy không được sếp và công ty trân trọng mà bị đối xử như một công cụ làm việc.
Luôn phớt lờ những ý kiến đóng góp của nhân viên trong cuộc họp, la mắng nhân viên trước mặt khách hàng hay không bao giờ ghi nhận thành tích là những dấu hiệu bạn không tôn trọng nhân viên của mình.

2. Thường xuyên đổ lỗi cho nhân viên

Một người quản lý tốt luôn nhân một phần trách nhiệm về họ và luôn nhường thành tích cho nhân viên. Việc đổ lỗi cho người khác không chỉ là hành vi không thể chấp nhận trong công việc mà ở vị trí quản lý nó thể hiện tư cách của người đó.
Điều này không có nghĩa là bạn lãnh hết lỗi về phía mình mà đơn giản là thừa nhận phần trách nhiệm ở phía mình với tư cách quản lý. Sai lầm trong công việc là điều không ai mong muốn, vì vậy nếu nhân viên mắc lỗi, trước khi phê bình hãy cho họ cảm thấy được sếp sát cánh.

3. Kìm hãm nhân viên trong khuôn khổ

Người lãnh đạo giỏi sẽ tuyển những người thông minh hơn anh ấy và cho phép họ thể hiện năng lực của mình. Khi đạt đến một mức kinh nghiệm và năng lực đủ cao, nhân viên của bạn cần được trao quyền quyết định trong công việc thay vì liên tục phải báo cáo với bạn để hỏi xin quyết định. Hãy cho phép họ quản lý thời gian và công việc của mình thay vì phải làm theo những lịch trình mà bạn đề ra.
Quản lý khắt khe sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy bị mất kiểm soát và kìm hãm năng lực. Một người làm việc hiệu quả cao nhất khi tinh thần được thoải mái tự do.

4. Nói một đằng, làm một nẻo

Bạn mong đợi nhân viên theo kịp deadline, luôn sáng tạo trong công việc, luôn chăm chỉ làm việc…nhưng bạn có làm được điều đó không?
Với tư cách quản lý, bạn chính là tấm gương để nhân viên noi theo. Đừng bao giờ nghĩ rằng vì mình là sếp thì mình có quyền là trường hợp ngoại lệ. Nhân viên sẽ đánh giá tư cách và lời nói của bạn qua hành động không thống nhất với nhau.

5. Không đủ năng lực

Năng lực ở đây được thể hiện ở cách quản lý nói chung, cách tư duy và tầm nhìn xa trong công việc. Nếu bạn không chứng tỏ được những điều này với nhân viên thì khả năng họ đánh gia thấp bạn là điều dễ hiểu. Trong trường hợp này, nhân viên sẽ rời bỏ công ty vì không có lý do gì phải ở lại với một người sếp mà mình chẳng học hỏi được gì.
Sai lầm của nhiều người là cho rằng mình là sếp tức mình giỏi hơn nhân viên. Ở bất kỳ vị trí hay cấp độ nào, việc liên tục học hỏi, phát triển bản thân cũng như kỹ năng quản lý là điều cần thiết trong suốt con đường sự nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *